Tóm tắt lịch sử vật lý qua các thời kỳ cho đến vật lý học thời kỳ phát triển TBCN

Ở thời kỳ Cổ đại và trung đại, trình độ sản xuất rất thấp, kỹ thuật sản xuất thô sơ. Người lao động nuôi sống xã hội(nô lệ và nông nô) thì phải làm việc cực nhọc bằng chân tay, không có điều kiện để nghiên cứu khoa học, và thực sự cũng không cần nghiên cứu khoa học để làm gì. Những người nghiên cứu khoa học là những người tự do, lại tách rời lao động sản xuất và coi thường lao động chân tay. Ở thời kỳ này mối quan hệ giữa vật lý học và kỹ thuật sản xuất rất lỏng lẻo. Vật lý học phát triển chậm

Từ thế kỷ XVI –XVII, sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp đã hình thành và phát triển, mối quan hệ giữa vật lý và sản xuất ngày càng chặt chẽ hơn. Ở thời kỳ này, kỹ thuật luôn phát triển trước để đáp ứng nhu cầu của sản xuất , vât lý học phát triển sau,nhằm giải quyết những khó khăn mà kỹ thuật đã vấp phải nhưng không tự mình khắc phục được . Một ví dụ cụ thể là động cơ hơi nước lúc đó được phát minh và cải tiến nhiều lấn nhưng chỉ bằng  kinh nghiệm mà chưa có lí thuyết dẫn đường, nên hiệu suất của nó rất thấp. Con đương để nâng cao hiệu suất của nó chỉ được tìm thấy khi nhiệt động lực học ra đời và nêu lên nững nguyên lí của việc biến đổi nhiệt năng thành cơ năng.

Đến thế kỷ XIX, nền công ngiệp tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, khoảng cách giữa vật lí học và kĩ thuật ngày càng rút ngắn. Dần dần vật lí học tiến lên trước, nhiều ngành kĩ thuật chỉ xuất hiện sau khi đã có những phát minh trong vật lí học. Chúng ta biết rằng lí thuyết của Măcxoen  về sóng điện từ ra đời trước , sau đó các kĩ sư mới vận dụng được lí thuyết đó để chế tạo các máy phát và máy thu vô tuyến điện.Chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và ở Bắc Mỹ. Nền sản xuất châu Âu chuyển nhanh từ phương thức công trường thủ công nghiệp sang phương thức sản xuất bằng máy.

Trước kia sức gió, sức nước đã được sử dụng, nhưng chúng phụ thuộc thời tiết và các điều kiện khác. Khi công nghiệp khai thác mỏ mở rộng, cần có một nguồn động lực lớn và ổn định để đưa nước  từ dưới sâu lên mặt đất, làm khô ráo hầm lò, từ cuối thế kỉ XVII, Xêvơri đã phát minh một loại máy hơi nước thô sơ để làm việc đó. Mấy hơi nước được cải tiến từng bước một, và tới cuối thế kỉ XVIII đã trở thành nguồn động lực phổ biến dùng trong các hầm mỏ và các nhà máy. Năm 1807, chiếc tàu thủy đầu tiên chạy bằng chạy bằng hơi nước xuất hiện ở Mĩ và năm 1825 đường xe lửa đầu tiên được xây dựng ở Anh. Một thời gian sau đó, châu Âu và châu Mĩ  đã có một mạng đường sắt phát triển. Sau sự phát hiện của dòng điện, điện được áp dụng trong kĩ thuật và làm nảy sinh ngành Điện kĩ thuật. Sau phát minh của Ơcxtet ngành điện báo ra đời.

Nền đại công nghiệp ngày càng cần đến khoa học , ngược lại khoa học ngày càng gắn với sản xuất hơn và trở thành “tiềm lực tinh thần” của sản xuất. Nhà nước tư bản hiểu rõ vai trò của khoa học đối với sản xuất , và tích cực thúc đẩy sự phát triển của khoa hoch bằng nhiều biện pháp tổ chức và tài chính.Một mạng lưới các trường kĩ thuật được thành lập để đào tạo các kĩ sư và kĩ thuật viên .Các hội khao học và viện hàn lâm được chính phủ tài trợ để hoạt động . Các môn khoa học tự nhiên và kĩ thuật chiếm vị trí quan trọng trong chương trình học, các trường đại học ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nền sản xuất  của xã hội.

Các thành tựu chung của thời kì này:

Thành tựu: cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã bắt đầu từ thế kỷ 18 tiếp tục đến thời kỳ này


Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âuchâu Mĩ.

Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

Thế kỉ 19 đã đánh dấu bước ngoặt căn bản chuyển từ lao động bằng tay sang lao động bằng máy. Loài người đã chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp đã tạo ra cách nhìn mới, kéo theo những biến đổi lớn về chính trị, văn hoá, xã hội. Loài người bước vào một giai đoạn mới của văn minh nhân loại.

và năm 1847, James Prescott Joule dặt ra định luật bảo toàn năng lượng, dưới dạng nhiệt cũng như năng lượng cơ học, cơ năng.

Đặc điểm của tính điện và từ tính được nghiên cứu bởi Michel Faraday, Georg Ohm, cùng với một số nhà vật lý khác. Năm 1855, James Clerk Maxwell thống nhất hai ngành điện học và từ học vào làm một, gọi chung là Điện từ học, được miêu tả bằng các phương trình Maxwell. Dự đoán của thuyết này đó là ánh sáng là một dạng sóng điện từ. Năm 1895, Wilhelm Conrad Roentgen (Röntgen) khám phá ra tia X quang, là một dạng tia phóng xạ điện từ tần số cao. Độ phóng xạ được tìm ra từ năm 1896 bởi Henri Becquerel, và sau đó là Marie Curie (Maria Skłodowska-Curie), Pierre Curie, cùng với một số nhà vật lý khác. Từ đó khai sinh ra ngành vật lý hạt nhân.


Bước sang thế kỷ thứ 18, nhiệt động lực học được ra đời bởi Robert Boyle, Thomas Young và một số nhà vật lý khác. Năm 1733, Daniel Bernoulli sử dụng phương pháp thống kê với cơ học cổ điển để đưa ra các kết quả cho nhiệt động lực học, từ đó ngành thống kê cổ điển được ra đời. Năm 1798, Benjamin Thompson chứng minh được việc chuyển hóa cơ năng sang nhiệt, và năm 1847, James Prescott Joule dặt ra định luật bảo toàn năng lượng, dưới dạng nhiệt cũng như năng lượng cơ học, cơ năng.

James Clerk Maxwell

Đặc điểm của điện và từ tính được nghiên cứu bởi Michael Faraday, Georg Ohm, cùng với một số nhà vật lý khác. Năm 1855, James Clerk Maxwell thống nhất hai ngành điện học và từ học vào làm một, gọi chung là Điện từ học, được mô tả bằng các phương trình Maxwell. Dự đoán của thuyết này đó là ánh sáng là một dạng sóng điện từ.

Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp

Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hoá thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.

Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.

Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.

Bãi công là một vũ khí đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.

Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 - 1834 tại Lyon (Pháp) và Sơlêdin (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.

Vào thế kỉ 19, cuộc cách mạng tri thức trong thế kỉ 18 đã tạo điều kiện cho những tiến bộ ở những thế kỉ sau đó.

John Dalton, một giáo viên người Anh cho rằng mọi vật chất đều cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử của các chất khác nhau thì có khối lượng khác nhau. Các nguyên tử hợp thành từng đơn vị (bây giờ ta gọi là phân tử). Ông còn miêu tả chúng bằng những công thức hoá học.

Một phát minh vĩ đại về mặt hoá học là Bảng hệ thống tuần hoàn năm 1869 của Dmitri Mendeleev, một nhà hoá học Nga. Ông đã xắp xếp các chất hoá học thành từng nhóm theo khối lượng riêng, tính chất riêng của chúng. Ông còn dự đoán một số chất mà loài người sẽ phát hiện ra để lấp vào chỗ trống trong bảng tuần hoàn của ông với một sự chính xác đáng kinh ngạc.

Năm 1800, Alessandro Volta (Ý) đã chế tạo ra pin do tác động của hoạt động hoá học. Năm 1831, Michael Faraday đã chứng minh dòng điện sẽ xuất hiện khi ta di chuyển ống dây qua một từ trường. Phát minh của Faraday đã tạo cơ sở cho việc chế tạo ra máy phát điện sau này.

Về y học, phát minh quan trọng của thế kỉ 19 phải kể tới Louis Pasteur, ông đã đế ra cách ngừa bệnh mới là sử dụng vaccin.

Về sinh học, phát minh quan trọng của thế kỉ 19 phải kể tới Charles Darwin. Năm 1859 Darwin đã cho ra đời tác phẩm Nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên. Trong tác phẩm đó ông trình bày 3 ý tưởng chủ yếu: đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên, sự tồn tại của giống thích ứng với môi trường tốt nhất đã trở thành cơ sở của học thuyết tiến hoá cổ điển.

Về di truyền học, Gregor Mendel (Áo) đã đưa ra học thuyết chứng minh sự di truyền những phẩm chất của thế hệ trước cho thế hệ sau qua những phân tử cực nhỏ, mà sau này được gọi là gen.

Phát minh học thuyết chính trị Vào thế kỉ 19 ra đời học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc.

Những cuộc cách mạng tư sản đã tạo điều kiện giải phóng con người khỏi những sự kiềm chế độc đoán của chế độ phong kiến. Con người ngày càng có ý thức về quyền tự do của các cá nhân và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong điều kiện như vậy, những học thuyết về quyền tự do cá nhân và quyền của các dân tộc đã được hình thành.

Về quyền tự do cá nhân phải kể tới những tư tưởng của John Stuart Mill qua tác phẩm Luận về tự do. Mill đã nêu lên nguyên tắc là cá nhân có thể làm bất cứ điều gì miễn là không hại tới người khác, không ảnh hưởng tới quyền tự do của người khác. Trong thực tế cuộc sống, việc thực hiện nguyên tắc này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí và sự nghiêm minh của pháp luật.

Alexis de Tocqueville thì viết tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kì. Qua tác phẩm này, ông cho rằng trào lưu dân chủ đang lên là không thể nào ngăn cản được. Ông ca ngợi tinh thần dân chủ, sự thành công và sức mạnh vật chất của nước Mĩ, nhưng ông cũng đồng thời phê phán tính cách thiếu tế nhị, ngạo mạn, thực dụng của nền văn hoá Mỹ theo cách nhìn của người Pháp.

Về quyền của các dân tộc thì lại có hai xu hướng trái ngược nhau. Xu hướng thứ nhất cho rằng mỗi dân tộc đều có quyền chọn cách sống riêng cho dân tộc mình, không dân tộc nào khác có quyền xâm phạm. Nhà ái quốc người Ý Giuseppe Mazzini đã để cả cuộc đời mình kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm này. Các cuộc đấu tranh của những nhà yêu nước ở vùng Balkan chống lại sự thống trị của ngoại bang cũng là một cách bảo vệ quan điểm đó.

Xu hướng thứ hai thì ngược lại, một số nhà lí luận của các dân tộc lớn thì cho là dân tộc mình siêu đẳng hơn, có sứ mệnh phải giúp các dân tộc khác khai hoá văn minh, chỉ bảo cho các dân tộc kém hơn cách sống hợp lí. Họ còn lợi dụng học thuyết của Darwin về cạnh tranh sinh tồn để áp dụng vào xã hội. Lí luận này được giới thực dân rất ủng hộ vì nó chứng minh cho sự "cần thiết" của các cuộc chiến tranh xâm lược các vùng đất chưa phát triển.

Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện từ thế kỉ 16 với tác phẩm về Utopia của Sir Thomas More, tư tưởng này phản ánh ước mơ một xã hội công xã nông thôn thanh bình dựa trên nền sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp. Các nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội của thế kỉ 19 đã thấy sự tất yếu của một xã hội công nghiệp. Từ đó họ nảy sinh tư tưởng xây dựng một hạn chế bóc lột, hạn chế sự cách biệt giàu nghèo, khắc phục những mặt tiêu cực của xã hội tư bản. Tiêu biểu cho các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng của thế kỉ 19 là Saint Simon, Charles FourrierRobert Owen.

Saint Simon nhận thấy mâu thuẫn giữa các nhà một bên là các nhà tư sản giàu có và một bên là những người làm thuê rất nghèo khổ. Ông chủ trương xây dựng một xã hội mới do "những nhà công nghiệp sáng suốt" điều hành, trong đó mọi người đều lao động theo kế hoạch và được hưởng thụ bình đẳng. Để xây dựng một xã hội như vậy, ông chủ trương thuyết phục các nhà tư bản chứ không theo con đường bạo lực cách mạng.

Charles Fourrier cũng phê phán sự bất công của xã hội tư bản, ông vạch rõ "sự nghèo khổ sinh ra từ bản thân sự thừa thãi". Ông vạch ra dự án xây dựng các công xã Falange trong đó mọi người đều lao động, coi lao động là nguồn vui.

Robert Owen ,Ông đã bỏ vốn của mình ra làm gương, xây dựng một cơ sở làm ăn. Trong cơ sở của Owen tài sản được coi là của chung, mọi người đều cùng làm việc mỗi ngày là 10 giờ, có nhà trẻ cho công nhân nữ gửi con nhỏ, lợi nhuận làm ra được thì chia công bằng... Việc làm đó của ông sau này đã bị thất bại vì sản phẩm của xưởng ông làm ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ông bỏ sang Mỹ thí nghiệm ý tưởng của mình lần nữa nhưng cũng thất bại Học thuyết của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng đầy tính nhân đạo nhưng đều thất bại khi đem ra thi hành. Nói như chúng ta ngày nay là thiếu tính khả thi. Tuy vậy, những tư tưởng của họ đã ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học sau này do Karl Marx xây dựng.

 Thành tựu văn học nghệ thuật Văn học Lịch sử thời cận đại đã được văn học châu Âu phản ánh một cách sinh động, đặc biệt là văn học Pháp.

Sau thất bại của Napoléon Bonaparte và sự phục hồi tạm thời của các thế lực bảo hoàng, ở Pháp đã xuất hiện một dòng văn học lãng mạn thể hiện sự nuối tiếc một thời vàng son đã qua của giới quí tộc. Đại biểu cho trào lưu này là François-René de Chateaubriand.

Victor Hugo là một nhà văn tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tiến bộ. Ông thể hiện sự thông cảm với những người nghèo khổ qua các tác phẩm Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Paris. Qua các tác phẩm, Hugo thể hiện lòng khát khao muốn vươn tới một xã hội tốt đẹp, công bằng và chan chứa tình nhân đạo.

Xã hội tư bản khắc nghiệt, tàn bạo cũng đã được phản ánh qua dòng văn học hiện thực mà tiêu biểu là Honoré de Balzac. Những tác phẩm tiêu biểu của ông như Eugénie Grandet, Miếng da lừa... và nhiều tác phẩm khác. Những tác phẩm đó của Balzac đã được tập hợp trong bộ Tấn trò đời. Những tác phẩm như Đỏ và Đen của Stendhal, Viên mỡ bò của Guy de Maupassant cũng phản ánh xã hội tư bản đầy bất công, tàn bạo.

Văn học Nga của thế kỉ 19 cũng có những đóng góp quan trọng với các tác phẩm như Chiến tranh và hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Những nhà văn tên tuổi khác của nền văn học Nga thế kỉ 19 phải kể tới là Ivan Sergeyevich Turgenev, Nikolai Vasilevich Gogol, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Bielixki

 Nghệ thuật

Đến thế kỉ 19 có sự đóng góp vĩ đại của Ludwig van Beethoven, Frédéric Chopin...

Hội hoạ theo xu hướng lãng mạn thường đi tìm những phương trời xa lạ. Danh hoạ Eugène Delacroix) thường vẽ những kị sĩ Ả Rập, những cuộc đi săn.

Điêu khắc thế kỉ 19 không để lại nhiều tác phẩm như thời Phục Hưng. Nhà điêu khắc Frédéric Bartholdi đã hoàn thành bức tượng Nữ thần Tự do để chính phủ Pháp gửi tặng nước Mỹ. Một phiên bản nhỏ, cao gấp 1,5 lần người thật của bức tượng này cũng được đặt tại Hà Nội ở một công viên Vườn hoa Bà Đầm, tiếc rằng phiên bản này ngày nay không còn nữa. Chúng ta chỉ còn thấy dấu vết qua đồng 50 xu tiền Đông Dương xưa kia.

Khải Hoàn MônParis và nhiều dinh thự ở Paris cũng còn giữ lại được một số tác phẩm điêu khắc giá trị của thế kỉ 19.

Kiến trúc Âu-Mỹ của thế kỉ 19 rất đa dạng, thể hiện một sự giao lưu văn hoá rộng mở. Nét mới về kiến trúc giai đoạn này là quan điểm hiện thực xâm nhập vào kiến trúc qua các vật liệu mới như thép, bê tông, kính dày.. Đặc biệt là kiến trúc hành chính thời kì này thể hiện một phong cách rõ rệt mà tiêu biểu là toà nhà Quốc hội Mỹ (1793-1851) và toà nhà Quốc hội Anh (1840-1865).